Nguyên nhân nào gây nên tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh? Triệu chứng và cách điều trị bệnh ra sao? Tất cả những câu hỏi sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này. Bị nổi mề đay có thể do rất nhiều những nguyên nhân khác nhau gây nên, có người bị nổi mề đay do dị ứng thức ăn, có người bị ảnh hưởng do yếu tố di truyền, có người bị ảnh hưởng do thời tiết thay đổi một cách đột ngột. Vậy cách điều trị bệnh như thế nào. Cùng tìm hiểu ở phần nội dung dưới đây.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh bạn cần chú ý:
Tình trạng nổi mề đay do trời lạnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, những đối tượng có nguy cơ cao mắc đó là trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh cũng rất hay có nguy cơ tái phát trở lại ở những người này. Ngoài ra người bệnh có tình trạng nhiễm virus, viêm phổi,... Cũng rất dễ nổi mề đay khi trời lạnh.
Nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh rất phức tạp. Một số người có thể do cơ địa bị dị ứng khi nhiệt độ xuống thấp; do một số những yếu tố khác như di truyền, nhiễm virus và một số những bệnh lý khác. Trong đó thì nguyên nhân chủ yếu là do cơ địa của mỗi người, tức là cơ thể của bạn rất dễ nhạy cảm với các yếu tố của môi trường như việc thay đổi thời tiết một cách đột ngột.
>>> xem thêm: Bệnh nổi mề đay: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị đánh bay ngứa
Tình trạng nổi mề đay cũng có thể là do phản ứng của cơ thể với một số những dị nguyên. Khi cơ thể của bạn bị nhiễm lạnh cơ thể bạn sẽ bị kích thích và sản sinh ra rất nhiều Histamin và cách hóa chất của hệ thống miễn dịch khác vào da khiến gây nên tình trạng nổi mề đay.
Người mẫn cảm với lạnh có thể nổi mề đay ở vùng da tiếp xúc trực tiếp với nguồn lạnh hoặc có thể là khắp cả thân mình. Nếu người bệnh dễ bị dị ứng với môi trường lạnh mà bị ngâm một phần cơ thể như chân tay trong nước lạnh có thể gây ra triệu chứng toàn thân hoặc nặng thì có thể gây nguy cơ sốc phản vệ.
Tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh có thể xuất hiện với một số triệu chứng như:
Triệu chứng đặc trưng của bệnh là các mảng sần đỏ xuất hiện trên da, có đường kính to nhỏ khác nhau, có thể xuất hiện thành từng vùng hoặc có thể lan ra toàn bộ cơ thể.
Ngứa triệu chứng điển hình của bệnh. Tình trạng ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa.
Các kích thước của các mảng sần có thể thay đổi nhanh chóng, khi lặn đi thường không để lại dấu vết gì trên da.
Các triệu chứng của tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh thường có dấu hiệu nặng hơn, cộng thêm điều kiện lạnh ảm và gió có thể làm tăng nguy cơ nổi mề đay.
Các triệu chứng ngứa có thể kéo dài hàng giờ, sưng môi khi ăn những loại thực phẩm lạnh, sưng lưỡi và họng có khiến cho người bệnh có cảm giác khó thể. Nếu tình trạng bệnh không được khắc phục nhanh chóng có thể khiến cho bệnh nhân bất tỉnh, khó thở cấp tính gây nguy hiểm đến tính mạng.
Việc điều trị đầu tiên là cần phải đưa người bệnh tránh xa, không để bệnh nhân tiếp xúc với nguồn lạnh. Sử dụng thuốc có thể giúp ngăn ngừa và giảm thiểu triệu chứng của bệnh.
Thuốc được bác sĩ chỉ định dùng trong quá trình điều trị nổi mề đay khi trời lạnh bao gồm:
Thuốc kháng Histamine: Đây là thuốc đầu tiên sẽ được chỉ định sử dụng cho người bệnh.
Doxepin: thông thường được sử dụng để điều trị lo âu và trầm cảm, thuốc này cũng có thể có tác dụng làm giảm các triệu chứng nổi mề đay do lạnh.
Cprohepxadine: Đây là một trong những loại thuốc kháng histamine mà cũng ảnh hưởng đến các xung thần kinh dẫn tới các triệu chứng của bệnh.
Nổi mề đay khi trời lạnh, nguyên nhân và cách điều trị đã được chúng tôi giới thiệu đến bạn trong bài viết này. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh. Các loại thuốc trên không có tác dụng chữa dứt điểm bệnh, nó chỉ có tác dụng giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.